Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đứng đầu về Chỉ số hài lòng của người dân
![]() |
Quang cảnh phiên họp |
Chiều 21/4, tại Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Lê Ngọc Anh đã công bố Chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các các sở, ngành, đơn vị) của Hà Nội năm 2022.
Về kết quả Chỉ số SIPAS của các sở, cơ quan ngang sở, theo công bố này, Văn phòng UBND TP Hà Nội đứng đầu về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các sở, cơ quan tương đương sở năm 2022 với Chỉ số SIPAS đạt 97,62%.
![]() |
Kết quả Chỉ số SIPAS của các sở, cơ quan ngang sở TP Hà Nội năm 2022 |
Đứng thứ hai là Thanh tra thành phố với kết quả 97,59%; Thứ ba là Sở Nội vụ với kết quả đạt 96,22%; thứ tư là Sở Tài chính với kết quả 95,88%; Thứ năm là Sở Du lịch với kết quả 94,58%.
![]() |
Kết quả Chỉ số SIPAS của các quận, huyện, thị xã TP Hà Nội năm 2022 |
![]() |
Kết quả Chỉ số SIPAS của các quận, huyện, thị xã TP Hà Nội năm 2022 |
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Lê Ngọc Anh, để có kết quả này, Viện đã khảo sát trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (gọi tắt là Bộ phận một cửa).
Hàng tháng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cử điều tra viên tiến hành nghiên cứu tình hình, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức sau khi hoàn thành giao dịch, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của đơn vị được khảo sát. Đối với Văn phòng UBND thành phố khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức của các Sở, cơ quan tương đương Sở và 30 quận, huyện, thị xã.
Nhiệm vụ là "Khảo sát, đo lường và nghiên cứu, phân tích sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với một số dịch vụ công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dựng; Dịch vụ y tế công; Dịch vụ giáo dục công trên địa bàn Hà Nội.
Đối với lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dựng, đối tượng khảo sát là cá nhân, người đại diện tổ chức trực tiếp thực hiện giao dịch và đã nhận kết quả tại các cơ quan, đơn vị được khảo sát từ ngày 1/1/2023 đến thời điểm khảo sát.
Đối với dịch vụ y tế công, giáo dục công, đối tượng khảo sát là người dân đã trực tiếp trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục từ ngày 1/1/2023 đến thời điểm khảo sát.
Việc khảo sát được thực hiện qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, về khảo sát trực tiếp tại bộ phận một cửa, trên cơ sở mẫu phiếu và cơ mẫu đã được xác định, điều tra viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp cá nhân, người đại diện tổ chức sau khi hoàn thành giao dịch, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Khảo sát tại các cơ sở y tế công, giáo dục công: Trên cơ sở mẫu phiếu, cỡ mẫu và địa điểm đã được xác định, các điều tra viên tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp người dân bằng phiếu hỏi thông qua trải nghiệm, sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế công, giáo dục công của Thành phố.
Với khảo sát trực tuyến, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát triển "Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân" triển khai khảo sát trực tuyến bằng phiếu hỏi đối với người dân đã trải nghiệm, sử dụng và cảm nhận về chất lượng cung ứng dịch vụ công của Đơn vị được khảo sát.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân
