Việt Nam có 25 di sản thế giới được Unesco công nhận
![]() |
Đô thị cổ Hội An một trong những di sản thế giới được Unesco công nhận
Theo thống kê, hiện Việt Nam có hơn 40.000 di tích, trong đó khoảng 3.300 di tích đã được xếp hạng Quốc gia và 13 di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt.
Với sự nỗ lực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng nhân dân nhiều di tích đã được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy di tích hiện nay vẫn còn nhiều vần đề thách thức về kinh phí, tác động của tự nhiên…
Tại buổi tọa đàm, các đại diện BQL làng cổ Việt Nam đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức gặp phải trong quá trình quản lý và bảo tồn di sản của các làng cổ, đô thị cổ, như: tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội, sự hạn hẹp về nguồn vốn đầu tư, vật tư, vật liệu trùng tu…
Đặc biệt, bài toán giữa bảo tồn trùng tu và phát triển gắn với nhu cầu thiết yếu của người dân bản địa và lợi ích cộng đồng là điều hầu như các di sản làng cổ đều gặp phải.
Từ đó, tọa đàm đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn di sản ở Việt Nam như: nhận diện những ưu tiên cho bảo tồn, xác định trách nhiệm của các bên liên quan; tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với tầm vóc di tích, làng cổ; xây dựng chiến lược, chính sách phát triển du lịch, chuẩn bị ứng phó với thạm họa thiên nhiên; sự hỗ trợ của các tổ chức ở Nhật Bản trong các vấn đề về kỹ thuật trùng tu…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc
