Tag

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu quà Tết nội, ngoại

Nhịp sống trẻ 01/02/2021 11:34
aa
TTTĐ - Hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đây cũng là thời điểm các nàng dâu đau đầu không biết phải xử lý ra sao trong chuyện biếu quà Tết.
Xuân đùm bọc - Tết đoàn viên 2021 Thành đoàn Hà Nội mang Tết yêu thương đến với trẻ thiệt thòi Tết ấm cho sinh viên nghèo

Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt vì bất đồng quan điểm

Tết đang đến gần, nhiều cặp vợ chồng trẻ đang tính toán biếu quà Tết bên nội, bên ngoại như thế nào, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.

Nguyễn Thanh Hoài ở quận Hoàn Kiếm mới cưới được hơn 1 năm. Đây là cái Tết thứ hai cô nàng sẽ về quê chồng ăn Tết. Tuy nhiên, do cả 2 vợ chồng đều là nhân viên văn phòng, tổng lương cũng chỉ được 15 triệu mỗi tháng trong khi tiền thưởng Tết năm nay bị giảm do công ty làm ăn khó khăn vì dịch Covid-19.

Câu chuyện biếu Tết bên nội, bên ngoại luôn khiến nhiều gia đình trẻ đau đầu
Câu chuyện biếu Tết bên nội, bên ngoại luôn khiến nhiều gia đình trẻ đau đầu (Ảnh minh hoạ)

Hoài cho biết: “Vì kinh phí ít nên từ nửa tháng nay tôi suy nghĩ rất nhiều về việc biếu xén gia đình hai bên. Năm ngoái thưởng nhiều, lại mới cưới nên cũng có khoản ra, khoản vào, vì thế chúng tôi biếu hai bên thoải mái. Năm nay lương, thưởng eo hẹp, lại phải lo dành tiền để sinh em bé, chồng yêu cầu biếu 2 bên 10 triệu nhưng như thế thì ra Tết đi vay nợ để ăn mất.

Nghĩ mà bực mình với chồng quá. Không biết thưởng Tết của 2 vợ chồng có được từng ấy không mà biếu nhiều thế. Nào đã hết khoản phải lo vì mình còn phải sắm linh tinh nhiều thứ khác. Nghĩ đến Tết mà nản”.

Hoàng Thu Hằng mấy hôm nay giận dỗi vì chồng quyết định biếu bên nội 7 triệu, gồm 5 triệu tiền mặt và 2 triệu mua quà Tết, còn biếu bên ngoại 5 triệu gồm 3 triệu tiền mặt và 2 triệu mua quà biếu.

“Hai vợ chồng tôi đều là cán bộ Nhà nước, tổng thu nhập cộng lại được gần 20 triệu/tháng. Từng đó tiền để chi tiêu ở Thủ đô, chưa kể đóng tiền học cho con, thi thoảng đi đám hiếu hỉ, biếu nội ngoại hai bên. Điều này không phải chồng tôi không biết, thế mà lúc nào cũng vung tiền quá tay khiến không ít lần vợ chồng cãi nhau vì chuyện tiền bạc lúc túng thiếu.

Nhà đã chẳng dư dả gì nhưng lúc nào cũng quá tay chi tiêu mà không biết tiết kiệm. Đã thế lại còn "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Gia đình nhà mình thì biếu nhiều, gia đình nhà vợ thì biếu ít. Một tuần nay tôi giận không thèm nói gì. Để cho tự suy nghĩ xem làm thế có đúng không”, Thu Hằng cho biết.

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu quà Tết nội, ngoại
Trên nhiều diễn đàn, vấn đề biếu Tết bên nội, bên ngoại luôn "nóng"

Trên các diễn đàn, nhiều nàng dâu trẻ cũng đã trưng cầu ý kiến của bạn bè về việc tặng quà, biếu tiền Tết nhà chồng, nhà vợ như thế nào.

Biếu nhiều hay ít, cốt ở tấm lòng

Nhiều ý kiến cho rằng, tiền biếu Tết cho nội hay ngoại nhiều hay ít tùy thuộc vào thu nhập của hai vợ chồng. Tuy nhiên, biếu bên nội bao nhiêu thì bên ngoại cũng nên vậy. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, có nhiều biếu nhiều, có ít, biếu ít, cốt ở tấm lòng các con hướng về bố mẹ.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, Tết đến xuân về bên cạnh niềm vui năm mới là bao nỗi lo như: Dọn dẹp nhà cửa, công việc cơ quan, sắm sửa, đối nội đối ngoại… dễ khiến vợ chồng đau đầu. Nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn, vật giá lên cao, để lo cái Tết tươm tất cũng tốn một khoản không hề nhỏ. Khi kinh tế không đảm bảo, chuyện giận nhau là điều khó tránh, xảy ra mâu thuẫn. Điều quan trọng là cả hai khéo léo giải quyết, đừng để những lý do trên chi phối làm nảy sinh xung đột khiến Tết mất vui.

Chuyên gia tâm lý cũng đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng trẻ, việc biếu Tết của mỗi gia đình là khác nhau, dựa vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà cân đối. Tết là dịp vui sum vầy, là khoảng thời gian đẹp nhất sau một năm làm lụng vất vả. Vì vậy, các cặp vợ chồng chỉ cần khéo léo, tính toán hợp lý để cả hai bên gia đình cùng vui vẻ thì ngày Tết Nguyên Đán này sẽ trọn vẹn hơn.

Cha mẹ nên hiểu và chia sẻ...

Ở góc độ khác, TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Trí thức nữ Hà Nội cho rằng: "Phần lớn các bậc cha mẹ không cần đến quà cáp biếu Tết, chỉ cần con cái hiếu thảo, gia đình thuận hòa, phát đạt. Tuy nhiên, một số người lại có suy nghĩ nuôi con ăn học trưởng thành, bây giờ phải báo đáp lại cha mẹ bằng cách góp tiền hàng tháng hay biếu nhiều tiền vào dịp Tết... Tôi nghĩ rằng, cha mẹ nên hiểu và chia sẻ với con cái.

Tôi thấy có nhiều người con đi lập nghiệp ở xa khi về quê ăn Tết thường có tâm lý muốn mình không quá úi xùi. Chính vì thế mà không ít người cắn răng “chi thoáng”. Biếu Tết cho bố mẹ luôn phải trội hơn anh em hay bạn bè... dẫn đến sau Tết, gia đình lục đục vì thiếu trước, hụt sau.

Do vậy, cha mẹ cũng cần phải thông cảm, đặc biệt đối với những người đi làm xa nhà. Nếu có con cái ở xa về ăn Tết, cha mẹ nên chia sẻ, tránh chi quá trớn. Con cái không muốn bố mẹ phải nghĩ nhiều về mình nên cố gắng "hoành tráng" một cách không cần thiết. Vì thế, chỉ nhận một ít lấy lệ bởi nếu không sẽ biến việc “báo hiếu” trở thành gánh nặng tài chính cho con cái khi cuộc sống của còn khó khăn".

Cùng sinh viên Ngoại thương “Đánh thức Tết” Cùng sinh viên Ngoại thương “Đánh thức Tết”

Đọc thêm

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Camera 360 trẻ

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

TTTĐ - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2025 được đổi mới mạnh mẽ với nhiều điểm mang tính đột phá, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ. Chuỗi hoạt động đa dạng, sáng tạo của chương trình đều hướng thông điệp ý nghĩa: Mùa thi hạnh phúc, để mỗi sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng với tâm thế “thi cử nhẹ nhàng”.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ Bản tin công tác Đội

“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ

TTTĐ - Giai điệu tự hào tháng năm “Khăn quàng thắm vai em” sẽ đưa khán giả trở về với những giai điệu trong trẻo của một thời tuổi thơ. Đó là những bài hát vang lên trong sân trường, những nhịp trống Đội rộn rã, những câu chuyện về sự kiên trì và tinh thần đoàn kết.
Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã trao di ảnh phục dựng chân dung liệt sĩ cho mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân, gia đình các liệt sỹ trên địa bàn Thành phố.
Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học Nhịp sống trẻ

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

TTTĐ - Nguyễn Vân Dũng, sinh viên ngành Tự động hóa, khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ là một chàng trai đam mê kỹ thuật mà còn là một tài năng Toán học. Dũng đã sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng Olympic Toán học toàn quốc, Giải Nhì Olympic Toán cấp Học viện cùng nhiều học bổng danh giá. Hành trình chinh phục những con số của Dũng là câu chuyện về niềm đam mê bất tận, sự kiên trì phi thường và một tâm lý vững vàng đáng ngưỡng mộ.
Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm