Tag

Xuất hiện ca đậu mùa khỉ chưa xác định được nguồn lây ở Đồng Nai

Tin Y tế 25/09/2023 16:42
aa
TTTĐ - Đồng Nai vừa ghi nhận ca bệnh dương tính với đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn. Liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ, tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Triển khai công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ WHO cảnh báo về bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) này, theo báo cáo điều tra dịch tễ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai đó là bệnh nhân nam, 25 tuổi, thường trú tại xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc.

Theo báo cáo điều tra dịch tễ, bệnh nhân đi làm ở TP HCM từ chiều 2/9. Ngày 17/9, bệnh nhân khởi phát bệnh và có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, ngứa, nổi mụn mủ ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhân đi khám, điều trị tại phòng khám tư (chưa rõ địa chỉ) nhưng tình trạng không giảm.

Ngày 22/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM, ghi nhận hết sốt, còn ngứa, thêm các triệu chứng như nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại vùng mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ, Bệnh viện Da Liễu TP HCM đã lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP HCM và cho kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ.

CDC Đồng Nai đã hướng dẫn các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng khác thường phải báo ngay cho y tế hoặc chính quyền địa phương.

CDC Đồng Nai cũng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) tiếp tục điều tra lịch sử tiếp xúc của trường hợp bệnh với các đồng nghiệp, người thân xung quanh trong khoảng thời gian từ ngày 17/9 đến nay.

Trước khi khởi phát bệnh, bệnh nhân có tiếp xúc với bạn gái ở Bình Dương và người này cũng có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ. Vì vậy, CDC tỉnh Đồng Nai đã chuyển thông tin trường hợp bạn gái bệnh nhân (N.T.L) cho CDC tỉnh Bình Dương để tiến hành xác minh, điều tra, xử lý.

Liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ, tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm: Bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Tại Việt Nam thời gian qua cũng đã ghi nhận 1 số ca mắc đậu mùa khỉ, tuy nhiên các ngành chức năng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp phòng chống dịch, không để dịch lây lan.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau.

Người dân che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Mọi người tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ; Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Người dân đảm bảo an toàn thực phẩm; Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Đọc thêm

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu Tin Y tế

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

TTTĐ - Theo báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong dịp ngày nghỉ lễ tính từ 30/4 đến sáng 4/5, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu cho 600 ca bệnh, trong đó cấp cứu do tai nạn giao thông dưới 50% và số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia đã giảm nhiều.
Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân Tin Y tế

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo nhanh về công tác đáp ứng y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tiếp nhận hơn 900 ca khám cấp cứu, tai nạn giao thông.
Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim Tin Y tế

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, 17 tuổi, ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại xuyên thấu.
Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

TTTĐ - Chiều 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống một bệnh nhân bị điện giật, giữ trọn bàn tay nhờ cấp cứu kịp thời.
Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine Tin Y tế

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine.
Xem thêm