Xứng danh thành phố anh hùng
Phát huy vai trò động lực, đầu tàu của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước Thành phố Hồ Chí Minh xúc tiến, quảng bá du lịch tại Lào Bài 1: Biến những điều không thể thành có thể |
![]() |
Một góc TP Hồ Chí Minh ngày nay |
Thành phố ngày càng to đẹp hơn
Mùa Xuân năm 1975, với sự động viên, hiệp lực sức người, sức của to lớn của cả nước, quân dân ta trên khắp chiến trường miền Nam mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua 49 năm, tiếp nối truyền thống cách mạng với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, cùng ý chí và nghị lực phi thường, Đảng bộ và Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã phấn đấu không ngừng để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng danh thành phố mang tên Bác.
Nhớ về những năm đầu sau giải phóng, PGS.TS Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, 10 năm đầu sau giải phóng là thời gian khó khăn nhất và cũng là những năm ghi đậm dấu ấn về bản lĩnh, trách nhiệm, nhiệt thành của Đảng bộ và Nhân dân TP Hồ Chí Minh, là giai đoạn lịch sử để lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố.
![]() |
PGS.TS Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam |
Khi đó, đời sống Nhân dân sa sút thê thảm. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân thành phố phải ăn độn, từ khoai sắn đến bo bo, có lúc độn đến 90%. Thành phố phải chạy ăn từng bữa cho 3,5 triệu dân.
Đỉnh điểm của sự khủng hoảng là năm 1979 - 1980, kéo theo hệ lụy của sự khủng hoảng kinh tế chung là khủng hoảng lòng tin trong dân chúng. Khó khăn chồng chất, có lúc rất nhiều người tưởng chừng không vượt qua được.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Xuân Biên, khi bước vào giai đoạn đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, vững bước xây dựng ngày càng “to đẹp hơn” theo hướng văn minh, hiện đại.
Trước kia, GDP thành phố chỉ chiếm 13 - 14% của cả nước tuy nhiên qua 49 năm đã chiếm khoảng 22%, có năm đạt cao hơn.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay thành phố là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, với hơn 25% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; là cái nôi xuất khẩu với hơn 36% kim ngạch; là trung tâm công nghiệp của khu vực phía Nam và cả nước với nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại, đa dạng ngành nghề.
Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Từ năm 2017, quy mô đầu tư nước ngoài vào thành phố vượt mốc 5 tỷ USD/năm. Từ năm 2018 đến nay, số dự án đầu tư nước ngoài vượt mốc 1.000 dự án/năm.
Đối với hệ thống giao thông, TP Hồ Chí Minh đang được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại bậc nhất cả nước. Thành phố cũng giáp với 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai - 2 tỉnh có nền công nghiệp rất năng động.
Mặt khác, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày càng đón nhiều lượt khách qua lại, trong năm 2024 dự kiến đón đến trên 45 triệu khách…
![]() |
Du khách nước ngoài đến TP Hồ Chí Minh tăng dần qua các năm |
Có thể thấy, TP Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều cơ hội, lợi thế và dư địa phát triển rất lớn. Điều này làm chúng ta tin tưởng thành phố sẽ còn tiến xa, vươn xa, vượt bậc.
Tiếp nối và phát triển
Theo ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, trải qua 49 năm đất nước thống nhất, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí vươn lên, quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
![]() |
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên |
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, lãnh đạo thành phố vẫn kế thừa và tiếp tục ghi nhận, lắng nghe, trân trọng mọi ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, Nhân dân, tri thức… để chuyển thể những ý kiến phù hợp, khả thi thành hành động cụ thể nhằm tiếp tục xây dựng thành phố trở thành thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, trong năm 2024, thành phố phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 - 8%. Đây là mục tiêu có cơ sở, có niềm tin và phải hiện thực hóa khát vọng này bằng tinh thần dám nghĩ, dám làm.
Trong đó, thành phố sẽ ưu tiên thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Đồng thời, thành phố chú trọng phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển để kích cầu tiêu dùng.
Đối với thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi, trong thời gian tới cùng với những chính sách của Trung ương, TP Hồ Chí Minh cần giải quyết các dự án còn vướng mắc.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, để hoàn thành các mục tiêu kinh tế, duy trì đà tăng trưởng, mỗi công dân TP Hồ Chí Minh đều ý thức được bổn phận của mình để sống xứng đáng, trước tiên là làm đúng và làm tốt phần việc của mình trên từng cương vị. Mỗi người đều làm tốt thì thành phố sẽ tốt và xứng đáng với cái tên của Bác.
Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, đội ngũ cán bộ cần thúc đẩy tinh thần năng nổ trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đội ngũ, cán bộ cũng không nên chủ quan trước những kết quả đạt được mà cần đánh giá sát những mặt còn hạn chế, yếu kém để cải thiện hiệu quả công việc trong thời gian tới; đồng thời, kiểm tra, giám sát phải kịp thời để uốn nắn sai phạm nhưng phải tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị làm việc, không nên làm ảnh hưởng quá lớn đến tiến độ công việc chung.
![]() |
TP Hồ Chí Minh luôn năng động và sáng tạo |
“Trong mọi thời kỳ, nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, ở đây chủ yếu về con người, luôn được TP Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Bởi khi cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì mọi công việc chăm lo đời sống kinh tế, xã hội cho dân mới hoàn thành.
Vì vậy, người cán bộ, đảng viên phải luôn nêu gương, phát huy vai trò người đứng đầu, không để thành phần yếu kém tồn tại trong hệ thống cơ sở mình quản lý”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
