Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 2: Khi lối ứng xử kém duyên bị "trẻ hóa"...

Nhịp điệu cuộc sống 08/04/2024 08:00
aa
TTTĐ - Hoảng hốt vì đứng đón con ở cổng trường tiểu học có tầm 10 phút mà nghe đủ mọi từ ngữ tục tĩu thốt ra từ những đứa trẻ mới chỉ dưới 10 tuổi đầu, chị Minh Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa buồn vừa lo ngại không biết con mình có bị ảnh hưởng và nói theo? Hành vi lệch chuẩn về ngôn ngữ, ứng xử, giao tiếp của một bộ phận thanh niên Hà Nội đang bị "trẻ hóa" khiến không chỉ gia đình, nhà trường mà nhiều người phiền lòng.
Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng

TTTĐ - Mang trên mình truyền thống và trọng trách giữ gìn bản sắc thanh lịch, văn minh, người trẻ làm thế nào để giao ...

Từ "sốc" tới lo lắng

Cuối tuần, trong một rạp chiếu phim tại Hà Nội, theo lẽ thường tình sẽ chỉ có âm thanh từ của diễn viên, kỹ xảo, tiếng động của bộ phim nhưng hôm ấy cả phòng chiếu "được khuyến mại" thêm tiếng cười nói và liên tục bình luận theo từng tình tiết của phim rất vô tư của một đôi nam nữ.

Chàng trai thể hiện mình bằng cách nói to vào tai người yêu: "Đ..., anh biết ngay mà, thể nào thằng A (nhân vật trong phim) cũng trở mặt”. Cô gái thì hưởng ứng nhiệt tình: "Phim dạng này thường thế mà. Ngay từ đầu em cũng đoán được rồi nhưng không ngờ trở mặt nhanh vãi lúa".

Người bên cạnh thể hiện thái độ bằng cách quay sang nhìn nhưng cô cậu vẫn chẳng chịu dừng lại. Chưa kể, họ còn bón bỏng ngô cho nhau, cắn vào tay nhau và bày tỏ những hành động yêu đương xong cười rinh rích khiến ai nấy đều khó chịu.

Dù không phải khó tính nhưng sẽ có những lúc chúng ta phải nhăn mặt, bực mình vì những tình huống bất đắc dĩ gặp phải trong cuộc sống thường ngày, ở bất cứ đâu tại Hà Nội.

Giờ nghỉ trưa, chị Hoàng Anh (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hẹn đối tác tại một quán cà phê để bàn công việc. Hai người vừa gọi xong đồ uống, bắt đầu trao đổi thì một nhóm tầm 7 - 8 bạn sinh viên ăn mặc rất sành điệu ồn ào kéo vào.

Chú ý lời nói chốn công cộng sẽ giúp hình ảnh của chúng ta đẹp hơn đồng thời tạo nên môi trường văn hóa cho xã hội (Ảnh minh họa)
Chú ý lời nói chốn công cộng sẽ giúp hình ảnh của chúng ta đẹp hơn đồng thời tạo nên môi trường văn hóa cho xã hội (Ảnh minh họa)

Họ đi hết góc này đến góc nọ chọn chỗ ngồi đẹp, kéo thêm ghế, lấy thêm bàn sát vào chỗ chị và bạn ngồi, vừa làm vừa nói như hét, chốc chốc lại có tiếng cười phá lên. Sau đó là "màn" xi xao gọi đồ uống, chọn lựa rất lâu, gọi xong lại đổi, đổi xong lại quay về món cũ, ai nấy đều gân cổ lên nói to hết cỡ, nhân viên của quán phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, tất cả tạo thành một đám đông vừa ồn ào vừa kì dị.

Với lực lượng áp đảo "trấn áp" bên cạnh như thế, chị Hoàng Anh và đối tác không thể trao đổi được công việc nữa, bỏ dở cốc nước rồi ra về.

Tương tự, tại một không gian nghệ thuật rất tinh tế từ cách bài trí đến các chi tiết nhỏ, vốn được mở ra dành cho những người yêu cái đẹp đến để thưởng thức, thư giãn hoặc làm những công việc liên quan đến sáng tạo, khi mọi người đang chăm chú chìm đắm vào thế giới riêng thì có hai cô gái chỉ tầm 15 - 16 tuổi bước vào.

Họ mặc hai bộ váy trắng xinh như thiên thần, trang điểm cầu kì từ tóc, phụ kiện cho đến khuôn mặt. Hai cô bé gọi nước nhưng không uống ngay mà ghé vào từng khu vực để chụp ảnh. Họ chụp rất lâu, kéo theo đó là việc liên tiếp chê bức này xấu, bức kia không được.

"Con này, mắt mày mắt chó giấy à mà nhìn tao lưng gù thế này cũng bấm bằng được", một cô càu nhàu. Cô kia phản bác: "Đ..., mày chụp khác đ... gì. Ngoài tao xinh thế này mà vào ảnh xấu vãi...". Đến lúc này, những người xung quanh không chịu được nữa. Một bác lớn tuổi đứng dậy khẽ nhắc: "Cháu ơi, giữ trật tự để mọi người còn làm việc nhé".

Hai cô gái lúc này mới buộc trở về bàn của họ ngồi nhưng với thái độ rất khó chịu. Họ ngấm nguýt người vừa nhắc mình. Một cô cố tình nói không hề kiềm chế: "Hãm. Làm việc thì về nhà mà làm. Chỗ đông người lại còn bày đặt". Cô còn lại ré lên tục tĩu: "Đ..., nước đ... gì mà chua như đấm vào mồm thế này? Lần sau mày đừng rủ tao đến chỗ hãm... này nữa nhé". Tất cả xung quanh chỉ biết nhìn hai cô trân trối, không thể hiểu được tại sao lời nói và khuôn mặt của họ lại có thể liên quan được với nhau.

Ứng xử chốn công cộng thể hiện tính cách và bản chất của mỗi người
Ứng xử chốn công cộng thể hiện tính cách và bản chất của mỗi người

Chị Hiền Lương (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) kể một lần con gái chị đi tập thể dục ở công viên về là chui vào phòng, đóng chặt cửa. Hôm sau chị giục con nhất định không đi nữa, hỏi thì con không chịu nói.

Mãi đến khi chị thử ra công viên xem sao thì thấy mình là người lớn mà vẫn rất sượng sùng và bực mình khi chứng kiến một đám đông các cậu thanh niên choai choai túm tụm ngồi trên ghế đá bàn luận về ngoài hình của các bạn nữ đi qua bằng những từ ngữ phản cảm như “ngon", "con này, con kia", “vãi"...

Bên cạnh đó, kích thước, hình dáng các bộ phận nhạy cảm của những người phụ nữ trong trang phục tập thể dục đi qua họ cũng trở thành đề tài thảo luận rôm rả không hề kiêng dè.

"Những lời bình phẩm đó cũng là một hình thức tấn công tình dục, xúc phạm người khác", chị Lương bày tỏ nỗi lo ngại nếu những nam thanh niên này thường xuyên cư xử như thế ở chỗ đông người thì tác động xấu đến tâm lý của các bạn nữ mới lớn ra sao, biến nơi họ xuất hiện thành chỗ rất thiếu văn hóa và thiếu an toàn.

Bực thì ít, buồn thì nhiều

“Vào một buổi chiều tan làm, tôi từ cổng cơ quan đi bộ ra đường lớn, có cháu mặc áo đồng phục học sinh đi xe vượt đèn đỏ khiến tôi không kịp phản ứng, ngã xoài ra đường. Cậu ta không những không đỡ tôi ngồi dậy, mà còn "choảng" vào mặt tôi câu: "Mẹ thằng già, đi đứng thế nào thế? Thần kinh không ổn định thì đừng ra đường nữa" và vút xe đi. Điều đó còn khiến tôi bị sốc hơn việc mình bị ngã", anh Phan Long (ở quận Hà Đông, Hà Nội) kể về tình huống mà mình gặp phải.

"Choáng váng" vì bị những đứa trẻ đáng tuổi con, tuổi cháu mình mắng xơi xơi với những từ ngữ rất chợ búa, người lớn bực thì ít mà buồn thì nhiều. Bởi lẽ, điều đó cho thấy một phần việc giáo dục và làm gương của người lớn chưa thực sự nghiêm túc.

Trở lại câu chuyện của chị Minh Phương ở trên, khi nghe những đứa trẻ mới học tiểu học nhiều khi ăn còn chưa xong mà nói ra những từ ngữ hết sức tục tĩu chỉ dùng ở nơi chợ búa ấy, chị vô cùng lo lắng.

Tại môi trường giáo dục rất cần được duy trì bầu không khí đậm văn hóa(Ảnh minh họa)
Tại môi trường giáo dục rất cần được duy trì bầu không khí đậm văn hóa (Ảnh minh họa)

"Chắc chắn cháu chưa ý thức được những từ mình nói ấy có nghĩa là gì nhưng cứ lặp đi lặp lại thành câu cửa miệng, hồn nhiên vô tư nói với các bạn cùng trang lứa như thế thì rất nguy hiểm. Các cháu có thể vô tình bắt chước theo, tạo thành thói quen và thậm chí có thể tò mò tìm hiểu ý nghĩa của những từ đó trong khi chưa đủ năng lực để tiếp nhận tất cả những điều đó", chị Phương cho biết.

Cũng tương tự như vậy, đứng trước cổng trường vào giờ tan học, không ít lần các bậc phụ huynh phải nhăn mày, nhíu mặt. Trong câu chuyện trao đổi giữa các con sau một ngày học tập có trêu chọc, có vui đùa nhưng thi thoảng vẫn lọt vào đó việc các bạn trẻ trong lớp thì “thưa cô", “thưa thầy", “bạn C"... nhưng ra khỏi cổng trường thì lập tức gọi là “mụ này, ông kia", “thằng nọ, con kia"...

Tệ hơn nữa, họ còn đặt biệt danh cho những người truyền dạy kiến thức cho mình bằng những biệt danh mang yếu tố mỉa mai ngoại hình và gọi thẳng tên ghép với những từ đó như "P béo", "H lùn", "D phệ"...

Điều đó cho thấy sự thiếu tôn trọng với các thầy cô giáo và thiếu ý thức giữ gìn bản thân tại môi trường giáo dục của các bạn đang lứa tuổi học sinh này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hơn 350.000 lượt khách đến Huế trong 5 ngày nghỉ lễ Nhịp điệu cuộc sống

Hơn 350.000 lượt khách đến Huế trong 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Trong 5 ngày nghỉ lễ từ 30/4 - 4/5, Huế đón hơn 350.000 lượt khách du lịch, trong đó có 71.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 730 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực cho các dự án đường sắt Giao thông

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực cho các dự án đường sắt

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 213/TB-VPCP ngày 4/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
5 ngày nghỉ lễ, xử lý 42.620 trường hợp vi phạm giao thông Giao thông

5 ngày nghỉ lễ, xử lý 42.620 trường hợp vi phạm giao thông

TTTĐ - Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 42.620 trường hợp vi phạm giao thông.
Ứng dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển giao thông xanh Giao thông

Ứng dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển giao thông xanh

TTTĐ - Để phát triển giao thông xanh, các chuyên gia cho rằng, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn các giải pháp từ chính sách, quy hoạch, hạ tầng, công nghệ... cùng việc sử dụng những công cụ hiện đại như AI và Big Data trong kiến tạo đô thị bền vững.
Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Đảm bảo an toàn giao thông, “đón” người dân quay trở lại Thủ đô

TTTĐ - Hôm nay (4/5) là ngày nghỉ lễ cuối cùng, dự báo sẽ có hàng triệu người dân từ khắp các tỉnh thành lại đồng loạt trở về Thủ đô để bắt nhịp với công việc và cuộc sống thường nhật. Để người dân di chuyển thuận lợi, an toàn, Công an thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trở về Thủ đô.
Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, TP Hải Dương Giao thông

Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, TP Hải Dương

TTTĐ - Vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua 7 huyện, thành phố (TP) của Hải Dương góp phần mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng và thu hút đầu tư.
Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu Du lịch

Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu

TTTĐ - Trong 3 ngày thi đấu, Giải diều nghệ thuật tại TP Vũng Tàu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đã cống hiến nhiều con diều có hình ảnh ấn tượng, thiết kế nhiều màu sắc... thu hút hàng nghìn du khách đến chiêm ngưỡng.
Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc Du lịch

Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc

TTTĐ - Tối 3/5, tại nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại lễ kỷ niệm.
Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Giao thông

Ngày 3/5, xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 3/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.836 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ Giao thông

Tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối đợt nghỉ lễ

TTTĐ - Dù còn nghỉ lễ đến hết ngày mai nhưng từ hôm nay (3/5), nhiều người đã bắt đầu trở lại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, lực lượng chức năng đang tăng cường giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ.
Xem thêm