Tag
Người trẻ Hà Nội giao tiếp thế nào cho thời thượng và văn minh?

Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ

Người Hà Nội 12/04/2024 11:41
aa
TTTĐ - Thực tế, việc sử dụng ngôn từ thô tục không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà còn đặt ra câu hỏi lớn về giá trị và đạo đức trong cộng đồng. Trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Do vậy, vai trò của người lớn trở nên rất quan trọng, định hướng lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày, chốn công cộng của người trẻ.
Bài 1: Giữ gìn lời ăn tiếng nói chốn công cộng Bài 2: Khi lối ứng xử kém duyên bị "trẻ hóa"... Bài 3: "Giải mã" những ngôn ngữ lệch chuẩn

Người lớn có một phần trách nghiệm

Chị Hương (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) yêu cầu con trai 5 tuổi đưa cho mình chiếc điều khiển tivi vì thời gian cậu được xem hoạt hình đã hết. Bình thường, cậu sẽ trả lại đồ cho mẹ hoặc sẽ ăn vạ một lúc để câu giờ xem nhưng lại tức giận và nói “Con đ… đưa cho mẹ đâu”.

Chị bất ngờ khi nghe cậu con trai nhỏ tuổi nói ra từ ngữ phản cảm này. Hóa ra, bà giúp việc nhà chị hay nói chuyện vô tư bỗ bã với các ông bà hàng xóm khi đưa cháu ra ngoài ngõ chơi, khiến cháu học theo.

Điều này liên hệ với thực tế, nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm ảnh hưởng của lời nói, cách ứng xử giao tiếp hàng ngày lên chính con em mình. Nhiều người còn chấp nhận “sống chung với lũ" bình thường hóa việc học sinh, con cái chửi tục là không hiếm.

Cũng bởi nguyên nhân trên, nhiều người trẻ cho rằng việc nói tục chửi bậy, sử dụng tiếng lóng... tại các khu vực công cộng như quán cà phê, trường học là điều hiển nhiên. Bởi họ sống trong môi trường ông bà, cha mẹ cũng sử dụng nhiều từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa trong gia đình, nơi câu chửi đã đi vào lối sống. Do đó, họ dễ bị nhầm tưởng về giá trị thực sự của những câu nói đó.

Gia đình là nền tảng hình thành lên nhân cách của mỗi đứa trẻ
Gia đình là nền tảng hình thành lên nhân cách của mỗi đứa trẻ

Chuyên gia Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm kĩ năng sống Văn hóa Việt cho rằng: "Người lớn cần nhìn nhận bản thân không chỉ là những cá nhân có trách nhiệm xã hội mà còn là những bậc thầy, người dẫn dắt hành trình lớn lên của giới trẻ. Hành vi, cử chỉ và ngôn từ của họ đều có tác động sâu rộng đến cách giới trẻ hành xử và giao tiếp.

Do đó, việc người lớn tự nhận thức và nêu gương một cách tích cực là điều cần thiết. Hãy nhớ rằng giới trẻ thường lắng nghe và học hỏi từ những người trưởng thành xung quanh".

Thời đại 4.0 đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện cho giới trẻ có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu những cái mới một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc trau dồi văn hóa ứng xử, giao tiếp nơi công cộng lại đang lại bị chính họ xem nhẹ.

Một số người còn lập luận, trong xã hội hiện đại, áp lực cuộc sống khiến con người phải thể hiện cảm xúc bằng cách chửi bậy, nói tục như một phương tiện giải tỏa stress. Hơn nữa, trên các mạng xã hội, những từ ngữ thô tục, lời lẽ bậy bạ xuất hiện ngày càng phổ biến, khẳng định vào sự hiển nhiên của hành vi đó.

Mỗi trường học thường có một đội ngũ sao đỏ đi kiểm tra trang phục, nề nếp của các lớp vào đầu giờ học. Đặc biệt, học sinh nào bị bắt lỗi nói tục chửi bậy sẽ bị trừ điểm nhưng hoạt động này chỉ diễn ra đầu giờ, nếu bị trừ điểm cùng lắm là bị nêu lên trước toàn trường hoặc gọi cho phụ huynh khi tái phạm nhiều lần.

Trái lại, khi không có người quản lý thì việc đâu sẽ lại vào đó, đặc biệt vào giờ ra chơi và nhất là khi các con ra khỏi cổng trường thì việc nói tục chửi bậy hầu như không có ai kiểm soát. Lúc ấy rất cần vai trò của người lớn, nhất là cha mẹ, người gần gũi với các con nhất.

"Nhìn vào tình hình thực tế, nhiều người lớn mải mê với việc riêng mà quên rằng cần phải dạy dỗ, có trách nghiệm với con cháu của mình. Thế hệ trẻ cần phải được uốn nắn ngay khi sai phạm, từ lời nói đến thói quen ứng xử trong sinh hoạt hằng ngày", chị Minh Anh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ ý kiến.

Thay đổi để con em trở lên tốt hơn

Muốn môi trường của trẻ không bị ô nhiễm bởi lời nói tục tĩu, thói xấu trong xã hội thì người lớn càng phải nói năng văn minh, lịch sự tỏ thái độ làm gương. Trẻ con là những trang giấy trắng, nếu tiếp xúc với các hành vi không đúng mực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách sau này.

Ông cha ta có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Tuy nhiên, linh hoạt từng trường hợp, cha mẹ, nhà trường cần phải ứng xử khéo léo để tránh để hậu quả lớn hơn, ảnh hưởng tới tâm lý con em, dẫn đến nhân cách bị lệch lạc. Những điều dẫu nhỏ nhưng cần phải dạy bảo trẻ ngay từ bé, bằng ngôn từ nhẹ nhàng, thấu đáo chắc chắn sẽ giúp chúng hình thành một nhân cách trong sáng, đúng đắn.

Bài 4: Người lớn cần nêu gương trước khi uốn nắn con trẻ

Anh Trần Hùng (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) có cậu con trai học lớp 11 "nói bậy, chửi tục như câu cửa miệng". Anh đã kiên trì uốn nắn thành công, con trở nên văn minh lịch sự, chuẩn mực hơn trong lời nói. Anh Hùng góp ý kiến: "Việc nêu gương của người lớn cũng cần phải diễn ra một cách tự nhiên, không ép buộc hay giả tạo. Cha mẹ, ông bà có thể làm điều này thông qua các hành động hàng ngày, bằng cách truyền đạt những giá trị tích cực qua lời nói và hành động.

Chẳng hạn, thể hiện sự kiên nhẫn và lịch sự trong giao tiếp, khuyến khích sự tôn trọng và lòng nhân ái, hay đơn giản là việc tránh sử dụng ngôn từ thô tục trong mọi tình huống. Hơn hết, người lớn cũng phải thực hành một lối sống lành mạnh và tích cực cũng là cách tốt nhất để truyền cảm hứng cho giới trẻ. Sự tự chủ, trách nhiệm và lòng nhân ái trong hành động của cha mẹ, ông bà, thầy cô sẽ là nguồn động viên lớn lao cho giới trẻ thể hiện lối sống văn minh, giao tiếp chuẩn mực nơi công cộng".

Tóm lại, cả xã hội và gia đình cần nhìn nhận sâu sắc vấn đề này để giáo dục thế hệ trẻ. Người lớn cần phải làm gương, không chỉ trong lý thuyết mà còn trong hành động cụ thể, chỉ báo và chỉnh sửa ngay khi trẻ nói tục nơi chốn công cộng. Đồng thời, xã hội cũng cần phải thiết lập các quy định ứng xử, quy tắc không nói tục, chửi bậy, và giám sát chặt chẽ việc thực thi chúng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm