Tag

Dự kiến tháng 6/2021, Hà Nội ban hành Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Tin tức 10/03/2021 21:12
aa
TTTĐ - Chiều 10/3, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp, cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Các đồ án quy hoạch phân khu tạo động lực, không gian phát triển mới cho Thủ đô Quy hoạch phân khu sông Hồng chậm 3 năm do gặp nhiều vướng mắc

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Đại biểu một số cơ quan trung ương; Các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; Lãnh đạo một số sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan.

Các đồng chí Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị
Các đồng chí Thường trực Thành ủy chủ trì hội nghị

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe báo cáo, ý kiến thẩm định của Văn phòng Thành ủy; Trao đổi thảo luận của các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, trọng tâm là tập trung làm rõ một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phân tích tính kinh tế, khái toán chi phí, tính toán lợi ích, phương thức huy động vốn và thực hiện quy hoạch...

Trên cơ sở xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao về chủ trương giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo hoàn thiện đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng; Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về các nội dung liên quan đến Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ liên quan, xin ý kiến Bộ Xây dựng đối với việc cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nêu rõ: “Đồ án lần này được các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch mà Thành ủy Hà Nội tham vấn nhận định là tốt nhất từ trước đến nay và quan trọng là đủ điều kiện để được phê duyệt, thông qua. Đây là kết quả từ quyết tâm chính trị rất cao của thành phố đẩy mạnh nghiên cứu, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này nhằm hiện thực hóa quy hoạch thủ đô từ năm 1954 đến nay, gần nhất là từ 10 năm trước; định hướng về không gian đô thị, chỉnh trang đô thị, giải quyết sinh kế cho người dân, chỉnh trị dòng chảy và hành lang thoát lũ...”.

Bí thư Thành ủy lưu ý, từ nay đến trước khi xin ý kiến các bộ, Ban Cán sự UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện tối đa, bảo đảm đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có chất lượng cao nhất.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị

Dự kiến, sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn, tiêu chí và ý kiến của Bộ NN&PTNT, thành phố sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch này vào khoảng tháng 6 tới.

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5000) được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000 ha; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện; Dân số tính toán theo quy hoạch từ 280.000 đến 320.000 người.

Khác biệt với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị khác, không gian nghiên cứu đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nêu trên thuộc không gian dành cho thoát lũ ngoài đê sông Hồng, có quy mô, tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đan xen...

Đây được xác định là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí, biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Bên cạnh việc bố trí dịch vụ giao thông đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, đồ án còn nhằm hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa; Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng...

Việc đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua về chủ trương để xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, tiến sát bước được phê duyệt và ban hành là tiến bộ vượt bậc về công tác quy hoạch và cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Đáp ứng sự chờ đợi của người dân hàng chục năm qua.

Đọc thêm

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô Tin tức

Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô

TTTĐ - Chiều 22/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Tổ trưởng Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng Văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố đã chủ trì cuộc họp Tổ Biên tập để cho ý kiến về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo lần 3 báo cáo chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo Giáo dục

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chiều 22-5, thảo luận tại tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, thành phố dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo.
Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn Giáo dục

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn, thầy cô yên tâm giảng dạy và nội dung chương trình phù hợp với năng lực học sinh..
Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế Tin tức

Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế

TTTĐ - Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác Giáo dục

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác

TTTĐ - Các vị đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác...
Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng? Tin tức

Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng?

TTTĐ - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, việc giữ Thanh tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức ngành dọc của các ngành này.
Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang Tin tức

Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, sẽ rất khó để có thể bắt quả tang khi thanh tra có kế hoạch và rầm rộ thông tin trước đó...
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm