Tag

Hà Nội thống nhất phương án quy hoạch ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm

Đô thị 24/03/2022 08:01
aa
TTTĐ - Ga ngầm C9 sẽ được bố trí ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án đường sắt đô thị số 2.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vị trí nhà ga C9 cạnh hồ Gươm Tin tức trong ngày 19/3: Hà Nội nghiên cứu bổ sung 3 phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 Vị trí đặt ga C9 cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm là tối ưu

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1).

Theo đó, ngày 17/3/2022, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội đã diễn ra cuộc họp xem xét thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9 với sự tham dự của đại diện các cơ quan Trung ương gồm: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Xây dựng cùng các sở, ban, ngành của thành phố.

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư và ý kiến các bên liên quan, đồng chí Dương Đức Tuấn kết luận: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng đối với 3 phương án vị trí nhà ga ngầm C9 bảo đảm đầy đủ cơ sở khoa học, kỹ thuật, tính khả thi và đã có Văn bản số 506/UBND-ĐT ngày 22/2/2022 gửi xin ý kiến của các bộ và cơ quan liên quan.

Hà Nội thống nhất phương án quy hoạch ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm
Phối cảnh ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các ưu - nhược điểm cụ thể của 3 phương án, ý kiến trao đổi thống nhất của bộ, ngành Trung ương tại cuộc họp và văn bản tham gia ý kiến, UBND thành phố thống nhất một số nội dung sau:

Đối với phương án 3 (phương án bỏ ga ngầm C9 hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai): Không phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Ảnh hưởng đến kỹ thuật chạy tàu, năng lực vận tải hành khách công cộng, mục tiêu dự án và các tuyến đường sắt đô thị liên quan.

Trường hợp ga C9 được xây dựng sau khi tuyến đã đi vào khai thác vận hành là hết sức khó khăn, phức tạp về kỹ thuật, về bảo đảm an toàn hành khách, thời gian thi công kéo dài... dẫn đến chi phí xây dựng tăng cao. Do vậy, thống nhất không đề xuất theo phương án 3.

Đối với 2 phương án còn lại, phương án 1 (điều chỉnh thiết kế, vi chỉnh cục bộ tổng mặt bằng ga ngầm C9 để không nằm vào vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn) và phương án 2 (giữ nguyên, không đề xuất điều chỉnh hướng đoạn tuyến và phương án tổng mặt bằng ga ngầm C9) đều có ưu điểm là phù hợp quy hoạch.

Tuy nhiên, theo phương án 2, phần cơ bản thân ga và cửa lên xuống số 3 nằm trong vùng bảo vệ II của di tích quốc gia, đồng thời chưa nhận được sự đồng thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Hà Nội thống nhất phương án quy hoạch ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm
Phương án 1 đã được nghiên cứu điều chỉnh bảo đảm tính khả thi về kỹ thuật và công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa

Như vậy, phương án 1 đã được nghiên cứu điều chỉnh bảo đảm tính khả thi về kỹ thuật và công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, giải quyết được các kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm: Kết cấu ga ngầm C9 và đoạn tuyến đưa ra khỏi Vùng bảo vệ II của di tích; Hạn chế tối đa việc di dời cây xanh khi thi công nhà ga (đào hở), bảo đảm cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực di tích.

Đồng thời, ga C9 được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng, tuyến hầm phải điều chỉnh kết cấu từ đi song song đồng mức sang đi xếp chồng dẫn đến giảm phạm vi ảnh hưởng và thu hẹp hành lang tuyến, hạn chế ảnh hưởng đến vùng bảo vệ II của di tích; Bố trí được lối lên, xuống nhà ga hợp lý không nằm trong vùng bảo vệ II của di tích; Bảo đảm phù hợp quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Cách xa Tháp Bút (điểm đầu nhà ga cách Tháp Bút khoảng 97m và hình chiếu tuyến cách Tháp Bút khoảng 30m), biện pháp thi công nhà ga bảo đảm không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích.

Từ đánh giá nêu trên, trên cơ sở ý kiến của đại diện các bộ liên quan và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, UBND thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất phương án 1 để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và đẩy nhanh nhất tiến độ dự án đầu tư.

Đọc thêm

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Xem thêm