Tag

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới

Văn hóa 13/02/2021 11:38
aa
TTTĐ – Năm nay, do dịch Covid-19, các chùa ở Thủ đô Hà Nội vào những ngày đầu năm mới không có nhiều người dân đến lễ như mọi năm. Thế nhưng chính điều này, lại tạo nên một cảm giác bình an, trầm mặc thực sự cho các ngôi đền chùa; không quá đông đúc khiến cho những người đi chùa lại tìm được sự tĩnh lặng, thanh thản, lắng đọng thực sự trong tâm hồn. Dường như, những người đến chùa năm nay mang một trái tim rộng mở hơn, không chỉ cầu cho gia đình an vui mà cầu cho Thủ đô và cả nước vượt qua Covid-19 một cách bình an, để người người nhà nhà được sum vầy, khỏe mạnh.
Sớm đưa Phú Xuyên trở thành đô thị vệ tinh phía Nam Thủ đô Thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, phấn đấu thành động lực phát triển phía Nam Thủ đô Vui Xuân mới, “áo xanh” Thủ đô không quên nhiệm vụ phòng dịch Covid-19

Theo chân những người đi lễ chùa đầu xuân năm mới, ngôi chùa nào cũng rực sáng ánh đèn, hương hoa thơm ngát trộn lẫn mùi hương đốt thoang thoảng, tiếng nhạc thiền du dương. Tất cả như hòa quyện với nhau tạo nên cảm giác linh thiên, bình an đến lạ lùng. Năm nay do dịch Covid-19, các ngôi chùa ở Hà Nội không quá đông, không còn cảnh người chen kẻ lấn. Người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật, thành tâm hướng về nguồn cội, tâm linh và tin tưởng vào một năm mới tốt đẹp hơn, dịch bệnh sớm qua đi, người người đều được bình an.

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới
Lễ chùa đầu năm đã thành thông lệ của nhiều gia đình Việt mỗi dịp Tết đến

Đã thành thông lệ của gia đình mỗi dịp tết đến, bà Nguyễn Thị Mùi (quận Tây Hồ) cùng gia đình về chùa Trấn Quốc, ngôi chùa linh thiêng bên Hồ Tây, để đi lễ đầu năm.

"Năm nào gia đình tôi cũng đi lễ chùa. Năm nay do Covid chùa khá vắng nhưng tôi thấy đến chùa lại có một cảm giác lạ. Không chen chúc, đông đúc, tôi có thời gian ngồi tĩnh tâm, ngắm chùa. Tôi đến ngoài mong cho gia đình nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, còn mong cho dịch Covid-19 nhanh chóng qua đi, cuộc sống của người dân trở lại bình thường, đất nước bình an, hạnh phúc", bà Mùi nói.

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới
Hầu hết người dân Thủ đô đi chùa năm nay đều có ý thức đeo khẩu trang

Chị Đặng Thị Nga (Thạch Bàn, Long Biên) cho biết: “Mùng 1 Tết năm nào tôi cũng đến chùa cầu bình an cho gia đình. Ngoài ra, đi chùa cũng mang lại cho tôi niềm phấn khởi khi bước vào năm mới. Năm nay, chùa có vẻ vắng hơn, đỡ chen chúc hơn, chứ bình thường mọi năm đông đúc lắm”.

Đi lễ chùa đầu năm đã thành một thói quen của nhiều gia đình. Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình lựa chọn ở nhà. Một số khác vẫn quyết tâm đến lễ chùa.

Lý do gia đình bà Lê Thị Hòa (quận Ba Đình) vẫn quyết định đi chùa trong bối cảnh dịch Covid-19 là vì theo quan niệm của gia đình bà, trong những ngày Tết Nguyên đán phải ưu tiên việc đi lễ chùa trước sau đó mới đi chúc Tết anh em, họ hàng hai bên nội ngoại. Việc làm này giúp bản thân và gia đình tìm được sự thanh tịnh, thư thái để hướng tới những điều tốt đẹp trong năm mới, nhất là năm 2021 dự báo còn khó khăn hơn năm 2020 cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới

Xin chữ ông đồ đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt

Còn đối với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp để du xuân, thưởng lãm cảnh đẹp và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Bạn Nguyễn Hoàng Minh (24 tuổi, phường Định Công, Hoàng Mai) cho biết: “Mỗi dịp Tết đến, tôi và các anh chị em trong gia đình thường đi lễ chùa, trước là để vãn cảnh, sau là cầu cho bản thân, gia đình luôn hạnh phúc, thuận hòa, mọi sự được hanh thông; cầu cho Thủ đô và đất nước bình an. Hòa mình vào không gian linh thiêng chốn cửa chùa, tôi hiểu hơn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ nét đẹp ấy”.

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới
Người dân xúng xính áo dài đi lễ chùa đầu năm

Theo quát sát của phóng viên, trong bối cảnh diễn biến Covid -19 còn nhiều phức tạp, hầu hết người dân Thủ đô đi chùa năm nay đều có ý thức đeo khẩu trang rất cẩn thận. Bên cạnh đó, hầu hết các đền chùa đều vắng nên khoảng cách giữa mọi người cũng giữ được an toàn. Ngoài ra, trước cổng ra vào, Ban quản lý các đền chùa đều chuẩn bị nước sát khuẩn để người dân sử dụng.

Lắng đọng người dân Thủ đô đi lễ chùa đầu năm mới
Trước cổng ra vào, Ban quản lý các đền chùa đều khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay

Có thể khẳng định, với người Việt, đi lễ đền, chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, mỗi người có dịp để tâm hồn lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Đọc thêm

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm