Tag

Người trẻ và "cơn nghiện" từ mạng xã hội

Nhịp sống trẻ 23/07/2023 15:16
aa
TTTĐ - Dành nhiều giờ đồng hồ, thức xuyên đêm vì không thể rời mắt trước các video ngắn trên YouTube, TikTok hay chộp lấy chiếc điện thoại mỗi khi thức dậy vào buổi sáng đang là thói quen của giới trẻ. Dù vậy, không ít người trong số họ đang thực sự rơi vào"cơn nghiện" và đang “vật lộn” để tìm cách thoát khỏi vòng lặp này.
Thói quen “cày phim” thâu đêm của người trẻ Chàng trai gen Z nỗ lực đưa âm nhạc cổ điển đến gần hơn với giới trẻ

"Cơn nghiện" khó cưỡng

Mạng xã hội được biết đến là không gian để mọi người có thể cập nhật thông tin, tin tức từ bạn bè, gia đình, các vấn đề xã hội, kết nối với những người ở xa, giải trí hay đơn giản là “giết thời gian”. Dù vậy, đang ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có dấu hiệu của chứng nghiện mạng xã hội, khiến người trẻ có thể mất đi sự tự do khi bị ràng buộc với chiếc smartphone mỗi ngày. Vấn đề này thật sự xảy ra khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, khiến nó thành một “căn bệnh” gây ảnh hưởng đến bạn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo thống kê từ Google, tính đến tháng 6 năm 2023, có 79% người dùng internet tại Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Thời lượng trung bình một người dành ra trong một ngày để sử dụng mạng xã hội là 2h52p và gần 45% người dùng ở độ tuổi 18 - 34 kiểm tra mạng xã hội của mình ngay khi thức dậy cũng như trước khi ngủ.

Người trẻ và "cơn nghiện" từ mạng xã hội
Cuộc sống của người trẻ đang ngày một gắn chặt hơn với mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội là một khái niệm dùng để chỉ tình trạng khi người dùng dành quá nhiều thời gian cho các mạng kết nối trực tuyến. Rất khó để xác định xem một người có mắc phải chứng nghiện mạng xã hội hay không. Tuy nhiên, nếu một người dành hàng giờ liền để kiểm tra mạng xã hội thì nhiều khả năng người đó đã mắc “chứng bệnh” thời công nghệ này.

Kết thúc công việc và về nhà lúc 18 giờ nhưng đến gần 21 giờ mới bắt đầu ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp. Đó là chuyện lặp đi lặp lại mỗi ngày của Lan Anh (25 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Suốt nhiều giờ liền trong ngày, Lan Anh chỉ ngồi một chỗ lướt mạng xã hội.

Các trang mạng xã hội Lan Anh thường dành nhiều thời gian nhất là Facebook và TikTok. Cô gái trẻ tiết lộ không thể sống thoải mái nếu thiếu những ứng dụng này: "Cả ngày dài mình phải làm việc, chỉ có buổi tối được rảnh để lướt mạng thỏa thích, không bị ai quản lý".

"Thỏa thích" với Lan Anh, nghĩa là không cần bận tâm đến những việc diễn ra xung quanh. Có đêm, cô vội vàng ăn uống rồi bấm điện thoại đến khuya. Mạng xã hội có sức hút mãnh liệt với cô đến mức cô thức đến 2 - 3 giờ sáng chỉ để đọc hết các bình luận trong bài đăng của những người lạ hoặc để theo dõi những sự vụ nóng đang được cư dân mạng quan tâm và tham gia bàn luận, thể hiện quan điểm cá nhân.

Người trẻ và "cơn nghiện" từ mạng xã hội
Lan Anh dành gần hết thời gian trong ngày bên chiếc điện thoại và mạng xã hội

Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội một cách có chủ đích như tìm kiếm thông tin, liên lạc với mọi người, hiện nay nhiều người trẻ đang bị rơi vào "chiếc bẫy" dùng mạng xã hội một cách thụ động. Nhiều bạn trẻ có thói quen kiểm tra điện thoại và lướt mạng xã hội dù không cần thiết, sau đó dễ dàng bị cuốn theo những cú chạm, quên mất thời gian. Đó là chưa kể, các ứng dụng mạng xã hội không ngừng thay đổi, tiếp cận người dùng qua nhiều dạng thức mới lạ, càng lôi cuốn họ xem không ngừng.

Hậu quả khó lường

Đức Minh (24 tuổi, nhân viên marketing) chia sẻ rằng khi ngồi làm việc, anh thường tranh thủ lướt mạng đọc tin tức và tìm kiểm ý tưởng cho công việc. Ngồi cafe với mọi người, Minh cũng mở mạng xã hội ra lướt xem có gì “nóng hổi” không. Đêm nằm trên giường để ngủ, Minh thức tới gần sáng vì mải mê xem các video ngắn.

"Cứ lướt mãi, mình cảm thấy không thể dừng được cho đến khi tiếng chuông báo thức của mình reo. Nhiều hôm, mình lên kế hoạch đọc sách một tiếng rồi tập thể dục nửa giờ nhưng vừa cầm điện thoại lên mở ứng dụng, mình lại quên hết mọi thứ cần làm”, Đức Minh nói

Không thể tự kiểm soát bản thân, chàng trai trẻ quyết định gỡ cài đặt các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại. Nhưng không chịu được cảm giác bứt rứt, Minh cứ cài đặt lại rồi gỡ bỏ đã không biết bao nhiêu lần...

Tương tự, thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ hành chính nên Vũ Phương Linh (27 tuổi, nhân viên văn phòng) rất khó để xem trọn một bộ phim truyền hình dài tập. Thay vì đó, Phương Linh xem những đoạn cắt nổi bật hoặc các video review của những bộ phim đó trên mạng.

Cứ về đến nhà, nằm trên giường vào buổi tối, việc lướt xem video như nhu cầu thiết yếu mà cô luôn thực hiện. Ban đầu là xem một tiếng, 3 tiếng, dần dần mỗi ngày cô đều xem những video đó trung bình 5 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình đó, cô luôn thấy bất an, mỗi đoạn cắt video mới hiện ra lại khiến cô không kìm được, đồng thời nỗi sợ thức khuya dậy trễ và tinh thần uể oải lại khiến cô lo lắng.

Người trẻ và "cơn nghiện" từ mạng xã hội
Phương Linh từng phải trị liệu tâm lý để cai nghiện mạng xã hội

“Nếu không bỏ được, mình sẽ lãng phí hết thời gian của mình trên đó”, Phương Linh tự nhủ. Cảm thấy bản thân ngày càng mất đi tính tự giác và kiên nhẫn, cô gái trẻ nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, sau những phản hồi, cuộc trò chuyện và vài buổi trị liệu tâm lý, Phương Linh quyết tâm từ bỏ TikTok - nền tảng mạng xã hội đã gắn bó với cô suốt mấy năm qua.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thảo Nguyên cho biết, cơ chế hoạt động của các ứng dụng mạng xã hội cũng như cách người dùng sử dụng những ứng dụng đó khiến cho ngày càng có nhiều người không thể rời mắt khi bật những ứng dụng này lên.

“Ví dụ như khi chúng ta bật ứng dụng TikTok, thông tin đầu tiên thu được đến từ thị giác và thính giác. Hình ảnh bắt mắt và nhạc nền trước tiên sẽ kích thích não tạo ra khoái cảm, sau đó suy nghĩ hợp lý về nội dung của video.

Vì vậy, ngay cả khi nội dung của video này không có gì mới, người xem vẫn có thể nhận được một số phản hồi tích cực, dễ chịu nhất định. Ngay cả khi dừng chuyển động trượt để chuyển video mới vì nhiều lý do khác nhau, cài đặt phát tự động sẽ khiến người xem ngạc nhiên và xem những video 15 giây hoặc 1 phút tiếp theo.

Có nhiều cách giúp chúng ta cân bằng việc sử dụng mạng xã hội để sống một cách hạnh phúc hơn. Người dùng nên giảm thời gian sử dụng mạng xã hội và tập thể dục vào thời gian giảm đó, dành thời gian nhiều hơn cho những người xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè và người thân thay vì sử dụng mạng xã hội để trò chuyện. Khi cảm thấy thường xuyên ở trạng thái tiêu cực, nên gặp gỡ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý", chuyên gia tâm lý chia sẻ.

Đọc thêm

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ Bản tin công tác Đội

“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ

TTTĐ - Giai điệu tự hào tháng năm “Khăn quàng thắm vai em” sẽ đưa khán giả trở về với những giai điệu trong trẻo của một thời tuổi thơ. Đó là những bài hát vang lên trong sân trường, những nhịp trống Đội rộn rã, những câu chuyện về sự kiên trì và tinh thần đoàn kết.
Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã trao di ảnh phục dựng chân dung liệt sĩ cho mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân, gia đình các liệt sỹ trên địa bàn Thành phố.
Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học Nhịp sống trẻ

Chàng trai giải tích và hành trình chinh phục đỉnh cao Toán học

TTTĐ - Nguyễn Vân Dũng, sinh viên ngành Tự động hóa, khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ là một chàng trai đam mê kỹ thuật mà còn là một tài năng Toán học. Dũng đã sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng Olympic Toán học toàn quốc, Giải Nhì Olympic Toán cấp Học viện cùng nhiều học bổng danh giá. Hành trình chinh phục những con số của Dũng là câu chuyện về niềm đam mê bất tận, sự kiên trì phi thường và một tâm lý vững vàng đáng ngưỡng mộ.
Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Xem thêm