Tag
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Tiếp tục giữ vững đoàn kết, thống nhất, "nắm chặt tay nhau" để vượt qua khó khăn

Tin tức 11/09/2022 10:04
aa
TTTĐ - Sáng 11/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm, xử lý những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của Tập đoàn.
Petrovietnam tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) Bản sắc văn hóa chính là sức mạnh của Petrovietnam Petrovietnam - Về đích trước 39 ngày chỉ tiêu khai thác dầu khí Petrovietnam công bố hoàn thành và gắn biển công trình tổ máy số 1 NMNĐ Sông Hậu 1 Petrovietnam hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chương trình được truyền trực tuyến tại 14 điểm cầu trên công trình dầu khí, giàn khai thác ngoài khơi biển Việt Nam và Liên bang Nga thuộc Petrovietnam.

Cùng tham dự cuộc làm việc có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Petrovietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần "năng lượng cho phát triển" của tập đoàn; chia sẻ với những khó khăn của tập đoàn sau hơn 2 năm qua, nhất là khi chúng ta chưa có đủ vaccine và thuốc chữa bệnh, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch, cùng những diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ do của tình hình thế giới.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trình bày báo cáo về tình hình hoạt động của Tập đoàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trình bày báo cáo về tình hình hoạt động của Tập đoàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Sau hơn 2 năm phòng chống dịch, chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hội nhập, đối ngoại. Trong những thành tựu chung của đất nước, có đóng góp quan trọng của tập đoàn.

Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục giữ vững đoàn kết, thống nhất, "nắm chặt tay nhau" để vượt qua khó khăn, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tham dự cuộc làm việc tập trung đánh giá tình hình năng lượng thế giới, dự báo tình hình sắp tới và xác định vai trò, nhiệm vụ, giải pháp của tập đoàn phải làm gì cho đất nước trong lúc này theo đúng tinh thần "năng lượng cho phát triển", góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự, chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về các sản phẩm của Petrovietnam. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về các sản phẩm của Petrovietnam. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của Petrovietnam, trong thời gian qua, tập đoàn đã thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,... với phương châm hành động: "Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững" để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn tập đoàn. Công tác điều hành quản trị biến động được tập đoàn đặc biệt quan tâm.

Tập đoàn tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, an ninh chủ quyền quốc gia và đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước.

Năm 2021 tổng nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn đạt 112,5 nghìn tỷ đồng vượt 80% kế hoạch năm và tăng 36% so với cùng kỳ; 8 tháng đầu năm 2022, tổng nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn đạt 90,6 nghìn tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch năm 2022 và tăng 45% so với cùng kỳ (vượt kế hoạch năm 2022 trước 6 tháng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc cuộc làm việc. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc cuộc làm việc. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hoạt động sản xuất kinh doanh 8 tháng đầu năm của tập đoàn tiếp tục được duy trì ổn định. Khai thác dầu thô đã vượt 23% kế hoạch 8 tháng và bằng 84% kế hoạch năm 2022, bằng mức thực hiện cùng kỳ. Sản xuất cung ứng ra thị trường trong nước 1,22 triệu tấn đạm Urê, vượt 10% kế hoạch 8 tháng và bằng 72% kế hoạch năm, tăng 9% so với cùng kỳ; Sản xuất 4,56 triệu tấn xăng dầu (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) vượt 8% kế hoạch 8 tháng và bằng 74% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ, đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Petrovietnam đã cập nhật, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045 với quan điểm chủ đạo là xây dựng, phát triển Petrovietnam gắn liền với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, định hướng phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng bộ, hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước, tham gia tích cực bảo vệ chủ quyền quốc gia, đóng góp hiệu quả công tác an sinh xã hội…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tập đoàn vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, Tập đoàn kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung.

Đọc thêm

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô Tin tức

Xây dựng các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn Thủ đô

TTTĐ - Chiều 22/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Tổ trưởng Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng Văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố đã chủ trì cuộc họp Tổ Biên tập để cho ý kiến về việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo lần 3 báo cáo chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo Giáo dục

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chiều 22-5, thảo luận tại tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, thành phố dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo.
Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn Giáo dục

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn, thầy cô yên tâm giảng dạy và nội dung chương trình phù hợp với năng lực học sinh..
Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế Tin tức

Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế

TTTĐ - Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác Giáo dục

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác

TTTĐ - Các vị đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác...
Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng? Tin tức

Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng?

TTTĐ - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, việc giữ Thanh tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức ngành dọc của các ngành này.
Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang Tin tức

Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, sẽ rất khó để có thể bắt quả tang khi thanh tra có kế hoạch và rầm rộ thông tin trước đó...
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm